Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

SEO Onpage là gì? Những yếu tố quan trọng trong Onpage

Trong thời đại mà mọi thông tin mọi người đều tìm kiếm trên internet thì SEO Onpage là một thủ thuật vô cùng quan trọng tuyệt đối không được bỏ qua. Vậy SEO Onpage là gì và chúng ta cần phải làm những gì để tối ưu Onpage, bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn tất cả.

1. SEO Onpage là gì?

Bất cứ ai dù chuyên sâu hay mới bước chân vào nghề SEO chắc cũng đã đều được nghe đến khái niệm SEO Onpage. Đó là một thuật ngữ rất quan trọng trong SEO. Hiểu đơn giản thì SEO Onpage là việc tối ưu hóa website và các trang con nằm trong website sao cho trang website ấy thân thiện với công cụ tìm kiếm.
Bạn có thể tác động đến các vấn đề sau của SEO Onpage:
– Tối ưu thẻ tiêu đề title và thẻ meta.
– Tạo cấu trúc URL phù hợp, thân thiện bộ máy tìm kiếm.
– Giúp người xem chuyển hướng một cách thân thiện bằng việc tích hợp vào website các yếu tố như Breadcrumbs và Sitemaps.
– Tối ưu hóa liên kết nội bộ.
– Định dạng văn bản (thẻ H1, H2, H3…)
– Tối ưu hóa hình ảnh như kích thước, tên ảnh, alt…
– Trang thông báo lỗi 404.
– Tốc độ truyền tải trang nhanh.
– Xác định quyền bản quyền tác giả cho các trang.
– Nội dung mới và chất lượng, hữu ích với người dùng.
– Liên kết ngoài không có liên kết hỏng hoặc liên kết trang xấu bên ngoài.
Đó là những yếu tố cơ bản của SEO Onpage. Nhưng bạn phải biết rằng thuật toán của Google luôn thay đổi và có thể sẽ thay đổi bất cứ lúc nào. Hãy tham khảo dưới đây những tiêu chuẩn giúp SEO Onpage thần tốc mới nhất.

2. Những tiêu chuẩn giúp SEO Onpage thần tốc

2.1. Tối ưu format content

– Tối ưu Readability: Readability là khả năng mà người dùng có thể thu thập thông tin trong bài viết của bạn. Điều này là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến 4 yếu tố: Bounce Rate, Dwell on time, Conversion, Feature Snippets. Nếu bạn có Yoast SEO chỉ cần bật Read ability và làm theo hướng dẫn để tối ưu.
– Website uy tín ở bộ từ khóa: Trong một phạm vi từ khóa nhất định, vị trí của web tỉ lệ thuận với độ tin tưởng Google dành cho website.
– Thông tin chính xác: Độ chính xác của thông tin trên web là yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến vị trí top 0. Google đánh giá độ chính xác của web bằng cách so sánh thông tin trong web với thông tin các dữ liệu thu thập được từ nhiều website lớn trên thế giới. Bạn cần phải làm cho Google hiểu rằng đoạn thông tin đó là đoạn thông tin người dùng tìm kiếm và Google nên lấy đoạn thông tin đó. Điều này được thực hiện qua Readability.

2.2. Tối ưu độ chuyên sâu của content

Google có một hệ quy chiếu để đối chiếu xem content nào chuyên sâu, hữu ích cho người dùng. Ví dụ như một bài viết chuyển nhà sẽ đề cập đến chuyển nhà giá rẻ, địa chỉ chuyển nhà, cách sắp xếp đồ đạc chuyển nhà… Đó là những chủ đề con trong chủ đề chuyển nhà. Hầu hết các bài viết top đầu từ khóa chuyển nhà đều có độ chuyên sâu content hơn.

2.3. Tối ưu Semantic keywords

Semantic keywords cũng giống như việc là tạo độ chuyên sâu cho content. Bạn nên nghiên cứu khoảng 10 đến 20 semantic keywords sau đó chèn chúng vào bài viết cần tối ưu. Tối ưu hóa Semantic keyword giúp cho người dùng hiểu được nội dung một cách sâu sắc hơn.

2.4. Tối ưu hóa URL

Hãy để từ khóa trọng điểm nhất tức là từ khóa với lượng search cao nhất vào URL của bạn. Bạn cần nhớ rằng URL là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến SEO Onpage nên cần phải chú trọng. Cần phải nói thêm là URL càng ngắn thì khả năng lên top lại càng cao hơn. URL tốt cần phải đảm bảo 3 yếu tố: chứa từ khóa SEO chính, ngắn gọn nhưng bao hàm nội dung, liên quan đến nội dung bài viết.

2.5. 301 Redirect

Nếu như bạn muốn rút ngắn URL vì URL của bạn đang quá dài thì có thể dùng 301 redirect chuyển URL cũ sang URL mới tránh tình trạng 404 content. Nhưng nếu như dù URL dài nhưng bài viết đã lên top 3 trở nên thì không nên đụng vào URL quá nhiều.

2.6. Tối ưu hóa title

Thẻ title đóng vai trò quan trọng trong việc cập nhập dữ liệu cho công cụ tìm kiếm. Khi đặt title cần lưu ý một vài điểm như sau:
– Mỗi title cần ngăn cách bởi – hoặc |.
– Title nên chứa từ khóa SEO có lượng search cao thứ 2 vì từ thứ nhất đã để ở URL rồi.
– Title không chứa chính xác 100 % từ khóa đã có trong URL.
– Đặt từ khóa SEO vào vị trí đầu của title.
– Title cũng không nên giống Heading 1.
– Title chứa càng nhiều từ khóa càng tốt quan trọng là phải tự nhiên.

2.7. Tối ưu hóa Heading 1

– Heading 1 chứa từ khóa SEO liên quan, nên là từ khóa có lượng Search thứ 3.
– Heading 1 bao hàm nội dung bài viết.
– Chỉ có 1 thẻ heading 1 duy nhất, quá nhiều sẽ làm Google bị rối.

2.8. Tối ưu hóa heading 2- 3

– Ngắn gọn thể hiện nội dung đoạn văn bạn sắp đề cập.
– Triển khai nhiều sub-heading nhất có thể.
– Heading chứa từ khóa liên quan hoặc semantic keywords, đừng nhồi nhét quá nhiều từ khóa.
– Heading 2 -3 ảnh hưởng mạnh đến SEO, còn heading 4-6 thì không nhiều lắm.

2.9. Tối ưu hóa TOC

TOC (Table of Content) tạo nên sự khác biệt, cần phải tối ưu mục này. Giống như khi bạn mua quyển sách về chưa thể xem hết, chúng ta có thể xem mục lục, tiêu đề đầu tiên để tìm nhanh thông tin mình cần.
– TOC giúp tối ưu trải nghiệm của người dùng.
– Thuật toán Google Hummingbird và Rankbrain rất thích TOC.
  • Cài đặt Table of Content tại đây: wordpress.org/plugins/table-of-contents-plus/

2.10. Số lượng chữ của bài viết

– Với trang chính bài viết tối thiểu phải khoảng 1300 chữ.
– Bài viết có sự tự nhiên về câu từ, có thể chèn thêm semantic keywords vào.
– Trang danh mục để tối ưu về UX/ UI có thể dùng Javascript, viết khoảng 500 từ.

2.11. Tối ưu hình ảnh

– Tên cho hình ảnh không dấu và có dấu – ngăn cách các từ.
– Tối ưu geotag cho hình ảnh.
– Meta trong hình ảnh phải đầy đủ như: title, sub-title, author, meta description…
  • Công cụ giảm dung lượng ảnh do Google cung cấp: squoosh.app

2.12. Viết Meta Description hấp dẫn

Meta Description là đoạn mô tả ngắn sẽ được hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Nó giúp cho người tìm kiếm biết được nội dung sơ bộ của trang trước khi nhấp vào. Viết Meta Description sẽ khuyến khích người dùng nhấp vào link của bạn.

2.13. Website thân thiện

Xu hướng sử dụng thiết bị động ngày càng tăng nên phiên bản website dành cho di động cũng là một yếu tố xếp hạng.

Tổng kết

Hy vọng rằng những chia sẻ trên về SEO Onpage sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về SEO Onpage, có hướng đi đứng đắn để đưa website của mình lên thứ hạng cao trong bảng xếp hạng tìm kiếm.

Majestic là gì? Trust Flow và Citation Flow là gì?

Majestic là một công cụ rất hữu ích trong Seo mà hầu như Seoer nào cũng biết. Tất nhiên sự tin tưởng vào Majestic không phải là hoàn toàn tuyệt đối nhưng xét về góc độ nào đó đây là một trong những công cụ hữu ích và được nhiều người tin tưởng nhất.

. Majestic là gì?

1.1. Sơ lược về khái niệm Majestic

Majestic là một trong những công cụ mà được phát triển để hỗ trợ cho các webmaster, những người làm Seo có thể phân tích chỉ số liên quan đến website của mình trong quá trình phát triển. Đặc biệt là công cụ Majestic được cả người dùng lẫn các chuyên gia Seo đánh giá là một trong những công cụ hiện đại và đáng tin cậy nhất hiện nay. Công cụ này ngày càng có bước phát triển vượt trội hơn hẳn công cụ khác với hàng loạt chức năng mới được phát triển, hỗ trợ các Seoer và những người phát triển web.

1.2. Sử dụng Majestic Seo làm gì?

Nếu như là các dữ liệu thống kê liên quan đến website được thu thập bởi các công cụ tìm kiếm phổ biến như là Google, Yahoo, Bing thì Majestic là công cụ cũng tiến hành thu thập dữ liệu, thống kê cung cấp cho người sử dụng. Ngay cả khi bạn là một cá nhân cũng có thể thoải mái sử dụng Majestic Seo, hỗ trợ tối ưu hóa website trên những trang tìm kiếm. Bạn sẽ sử dụng thông tin thu thập từ Majestic Seo, mang so sánh với kết quả từ Facebook rồi tìm kiếm giải pháp tăng thứ hạng website trên trang tìm kiếm Google.
Majestic có thể dùng để hỗ trợ cả cho Seo Onpage và Seo Offpage. Đối với Seo Onpage, Majestic giúp cho quá trình Seo dễ dàng hơn, tạo ra nội dung trên trang thân thiện hơn nhờ vào các mục được phát triển và tối ưu như: tiêu đề, mô tả…Không chỉ là phát triển trang chính, Majestic Seo còn giúp phát triển hiệu của các trang phụ thông qua các nền tảng được cài đặt miễn phí như Blogspot, Joomla… Đối với Seo Offpage, Majestic hỗ trợ phân tích các từ khóa làm anchor text trong các quá trình đi link, xác định nguồn backlink chất lượng, các định nguồn gốc liên kết về trang… dựa trên số lượng thống kê từ Majestic Seo giúp bạn triển khai chiến lược Seo Offpage hoàn thiện hơn.

2. Trust Flow là gì?

Trust Flow là một dạng thang điểm được đưa ra bởi Majestic. Majestic là công ty chuyên về công cụ tìm kiếm và check backlink. Công cụ này sẽ đo lường thang điểm Trust Flow dựa trên lượng traffic gửi về website của bạn qua đường link.
Cách tăng chỉ số Trust Flow:
– Xây dựng backlink từ trang web với DA, PA cao. Bạn có rất nhiều backlinks nhưng không chắc chắn rằng tất cả nguồn backlink chất lượng thì không chắc đã hiệu quả. Vì vậy hãy xây dựng nguồn backlink tốt, chú trọng vào chất lượng không nên quá quan tâm về số lượng. Chỉ số CF vẫn tăng đều khi bạn có ít backlink nhưng backlink đó chất.
– Không nên Spam diễn đàn mà nên chọn lọc, đừng mất công Spam mà bị Google “chém”.
– Nếu như có thể đầu tư tài chính, hãy bỏ tiền đăng bài viết ở những trang báo, blog uy tín, nên làm dần dần không nên quá ồ ạt.
– Xây dựng backlink từ những trang blog có cùng chủ đề.
– Tăng cường link nội bộ trong web, tăng cường sự gắn kết trong các bài viết.
– Đa dạng hóa giữa nofollow và dofollow.

3. Topical Trust Flow là gì?

Topical Trust Flow là thước đo được giới thiệu bởi Majestic Seo, dùng để xác định sự liên quan chủ đề của trang web. Việc xác định này được dựa trên liên kết của nó với các trang web có cùng chung chủ đề. Mặc dù rằng Majestic Seo là người đầu tiên phát hành Topical Trust Flow nhưng với những nghiên cứu mới công bố gần đây Moz đã chỉ ra rằng dữ liệu này có ích như thế nào. Google đánh giá giá trị của một trang web không còn chỉ dựa vào một vài yếu tố. Bản cập nhật mới nhất của Google đã chuyển từ mọt hệ thống dựa vào từ khóa mà tập trung vào những ý tưởng có giá trị, dường như là một cái gì đó được đóng gói bằng Topical Trust Flow.

4. Citation Flow là gì?

Citation Flow là số liệu đánh giá mức độ ảnh hưởng của một liên kết thông qua việc xác định các liên kết mà trỏ đến nó hay còn gọi là backlink. Chỉ số đánh giá này không quan tâm đến chất lượng của backlink đó. Nếu như là bài viết của bạn có nhiều backlink từ những domain khác nhau thì chỉ số Citation Flow sẽ tăng lên. Tuy nhiên, số lượng vẫn không phải là tất cả, ta cần hiểu rõ hơn về khái niệm Citation Flow. Nếu như tỉ số Trust Flow tăng lên thì Citation Flow cũng sẽ tăng theo. Citation Flow ngoài đánh giá số lượng backlink cũng sẽ ảnh hưởng một phần bởi chất lượng backlink.
Nếu như một trang website có Citation Flow cao mà Trust Flow thấp thì sao nhỉ? Bạn có thể hiểu được trang web đó có bài viết không chất lượng và có thể đã spam link. Nó đã chia sẻ quá nhiều backlink mà không có backlink chất lượng để tăng Trust Flow thì thật nguy hiểm.

5. Sử dụng Trust Flow và Citation Flow trong việc phân tích đối thủ

Trust Flow và Citation Flow là 2 công cụ rất hữu ích trong việc phân tích đối thủ. Nhiều người thường nghĩ rằng Trust Flow và Citation Flow là 2 chỉ số hoàn toàn riêng biệt nhưng thực tế chúng được thiết kế sử dụng cùng nhau rất hài hòa. Một website mà có Trust Flow thấp nhưng Citation Flow cao thì chứng tỏ rằng hồ sơ xây dựng liên kết của website này hình như là đang sử dụng backlinks spam.
Có một cách rất dễ để giúp cho bạn có cái nhìn tổng thể về chất lượng backlink của trang web đối thủ. Bạn chỉ cần lấy chỉ số Trust Flow/ Citation Flow sẽ ra một số thập phân. Điểm này càng cao thì hồ sơ liên kết tổng thể càng tốt, nếu lớn hơn 0.9 thì chất lượng quá tuyệt vời, 0.7-0.8 chứng tỏ trang web xây dựng liên kết khá tốt, dưới 0.6 thì chất lượng thấp.
Khi nghiên cứu từ khóa chúng ta thường phân tích 10 trang có thứ hạng cao nhất trong kết quả tìm kiếm. Chúng ta có thể dựa vào chỉ số Trust Flow, Citation Flow để phân tích rằng thứ hạng của website đó có thể vượt qua hay không, mức độ khó như thế nào. Nếu những website mà có chỉ số Trust Flow/ Citation Flow nhỏ hơn 0.6 thì khá dễ dàng để chiếm top với từ khóa ấy.
Hy vọng rằng với sự chia sẻ của bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về Majestic Seo cùng những vấn đề xung quanh nó. Hiểu sâu sắc sẽ hữu ích rất nhiều trong việc phân tích đối thủ, lên thứ hạng website.

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

Kết quả tìm kiếm của Google không hiển thị đầy đủ cho nhiều người tìm kiếm

Tìm kiếm Google bị hỏng đối với một số người tìm kiếm nơi những người dùng này không thể xem kết quả tìm kiếm đầy đủ.

Có nhiều khiếu nại trong các diễn đàn của Google về kết quả tìm kiếm không hoàn toàn hiển thị khi tìm kiếm được thực hiện. Điều này dường như đang xảy ra đối với một số người tìm kiếm trên điện thoại di động. Google đã xác nhận công ty đang tiến hành sửa chữa.
Xác nhận của Google. Google đăng trên Twitter lúc 3:30 chiều, ET Chúng tôi biết rằng đối với một số người, trang kết quả tìm kiếm của chúng tôi có thể không được hiển thị đầy đủ. Chúng tôi đang tích cực làm việc để giải quyết lỗi này.
Con bọ trông như thế nào Dưới đây là một trong nhiều ảnh chụp màn hình từ các diễn đàn của Google có khiếu nại về vấn đề này.
Tại sao chúng ta nên quan tâm. Nếu người tìm kiếm không thể thấy kết quả tìm kiếm, ngay cả khi đó là một tỷ lệ nhỏ người tìm kiếm trên Google, điều đó có thể dẫn đến giảm lưu lượng truy cập vào trang web của bạn, điều này có thể dẫn đến ít khách hàng tiềm năng và doanh thu và doanh thu ít hơn cho công ty của bạn. Tất nhiên, Google muốn kết quả tìm kiếm của mình hiển thị, vì vậy nó đang hoạt động nhanh để khắc phục sự cố.